Gỗ gụ cái tên không còn xa lạ với mỗi chúng ta nhưng để có kinh nghiệm và kiến thức để phân biệt đúng chuẩn loại gỗ này thì không phải ai cũng có. Bài viết dưới đây mỹ nghệ Tân Hưng Thịnh xin gửi tới quý đọc giả những thông tin thật chuẩn xác để mỗi chúng ta đều có thể phân biệt những sản phẩm gỗ gụ thật và giả
Gỗ gụ là gì
Cây gỗ gụ có tên khoa học là Sindora tonkinensis là một loại thực vật thân gỗ lớn thuộc họ đậu. Ngoài ra chúng còn có một số tên gọi địa phương khác như: Gõ dầu, gõ sương, gõ mật, gụ lau,…
Gụ là một loại thực vật thân gỗ lớn, cây trưởng thành có độ cao phổ biến từ 20 – 30m, thân gỗ gụ ở mức trung bình không quá lớn như chò chỉ và ở mức đường kính 0,6-0.8m, có những cây phát triển lớn hơn 1m. Chất lượng gỗ rất tốt, không bị mối mọt, mục,….

Thân cây thẳng, dài, ít nhánh nên rất được ưa chuộng làm các đồ nội thất lớn và cao cấp.
Lá bắn hình tam giác, dài 5 – 10mm. Lá đài phủ đầy lông nhung. Cụm hoa hình chùy, dài 10–15 cm, phủ đầy lông nhung màu vàng hung. Hoa có từ 1-3 cánh, cánh nạc, dài khoảng8mm. Bầu có cuống ngắn, phủ đầy lông nhung; vòi cong, dài 10-15mm, nhẵn, núm hình đầu
Quả đậu, hình gần tròn hay bầu dục rộng, dài khoảng 7 cm, rộng khoảng 4 cm với một mỏ thẳng, không phủ gai, thường có 1 hạt, ít khi 2-3 hạt.

Mùa hoa vào tháng 3-5, mùa quả chính vào tháng 7-9, tái sinh bằng hạt.

Gỗ gụ là sản thành phẩm của việc khai thác, xẻ gỗ thành từng khối, tấm theo mục đích bảo quản, vận chuyển và sử dụng.

Hiện nay Gụ được liệt vào loại cây quý hiếm cần được bảo tồn do nạn khai thác, chặt phá rừng quá mức và nó được liệt vào bậc DD (Data Defficient) trong Sách đỏ IUCN( gọi tắt là sách đỏ là danh sách các động thực vật cần được bảo tồn trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng). Tại Việt Nam nó được phân loại là EN A1a,c,d+2d trong Sách đỏ Việt Nam 2007.
Cách nhận biết phân loại gỗ thành phẩm, gỗ đã qua chế biến
Trên thị trường có rất nhiều xưởng gỗ làm giả loại gỗ cao cấp và đắt giá này. Bạn sẽ cần phải lưu ý những thông tin dưới đây để lựa chọn gỗ chuẩn và tốt nhất.
Đặc điểm nhận biết của gỗ Gụ
Gỗ gụ thuộc loại gỗ quý hiếm do có tỉ trọng lớn nên rất nặng và chắc chính vì vậy được xếp vào nhóm I. Và loại gỗ này cũng có những đặc điểm riêng dễ nhận biết như:
Gỗ gụ có màu vàng. Để lâu gỗ gụ sẽ chuyển sang màu thẫm. Khi được gia công, quật nước gỗ gụ sẽ chuyển sang màu vàng trắng và sẽ trở lại màu ban đầu vốn có của nó khi được quật khô.
Gỗ gụ có thớ thẳng, vân mịn, có màu sắc vàng nhạt hoặc trắng để lâu ngày thì ngả màu sang màu nâu thẫm. Đặc biệt, gỗ gụ được xếp vào một trong các loại gỗ quý tại Việt Nam.
Gỗ gụ có mùi đắng nhưng không hăng, khi được đánh bóng bằng vecni thì gỗ sẽ có màu nâu sậm.
Ưu điểm của gỗ Gụ
Gỗ gụ là 1 trong những nhóm gỗ quý và được sử dụng rất nhiều trong sản xuất các sản phẩm nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ bởi những ưu điểm vượt trội dưới đây:
+ Gỗ gụ có những đường vân thẳng, màu sắc đẹp mắt.
+ Gỗ gụ có đường kính thân lớn giúp cho việc thiết kế và tạo kiểu cho các sản phẩm nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ được thực hiện một cách dễ dàng.
+ Gỗ gụ dễ đánh bóng, khả năng chống chịu ngoại lực tốt, ít bị cong vênh mối mọt, tuổi thọ cao
Nhược điểm
Vì là loại gỗ quý hiếm đang nằm trong danh sách bảo tồn nên gỗ gụ đặc biệt là dòng gụ ta có giá thành tương đối cao, trên thị trường chợ mỹ nghệ có rất nhiều loại sản phẩm được nhà sản xuất chế tác và phun pu tinh xảo bằng các loại gỗ có giá trị kém chất lượng hơn làm người tiêu dùng khó phân biệt dễ mua phải hàng giả8
Phân loại gỗ gụ
Hiện nay gỗ gụ được phân loại không phải dựa trên khoa học mà dựa trên nơi sản xuất, quốc gia, vùng miền là chính và chúng được phân loại như sau:
Gụ ta: Chỉ các loại gụ truyền thống tại rừng tự nhiên của Việt Nam, loại gụ này rất quý và hiếm do có tỉ trọng cao, chất gỗ đẹp được phân bố chủ yếu tại Quảng Bình.
Gụ mật: Đây là loại gỗ trồng công nghiệp, phổ biến tại Gia Lai và Lào.
Gụ Lào: Được trồng tại Lào và nhập khẩu vào Việt Nam qua thương mại.
Gụ Nam Phi: Được nhập khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp từ Châu Phi thông qua quốc gia Nam Phi.
Cách nhận biết gỗ gụ
Để nhận biết gỗ gụ với các loại gỗ khác chúng ta có thể nhận biết qua màu sắc và mùi hương của gỗ. Gỗ gụ có thớ thẳng, vân mịn, màu vàng nhạt hơi trắng, để lâu gỗ ngả màu sang nâu thẫm, khi dùng vecni đánh bóng thì gỗ có màu nâu sậm. Khi đưa gỗ lên mũi ngửi thì có mùi đắng nhưng không hăng
Lưu ý khi mua gỗ gụ chúng ta nên mua chúng ở dạng thô để có thể dễ dàng nhận biết, tránh mua khi đã sơn, đánh vecni để nhận biết gỗ thật giả tốt và dễ dàng
Gỗ gụ có đắt không ?
Trên thị trường đồ gỗ hiện nay gỗ gụ ta có giá giao động từ 20-24tr/m3, gỗ gụ nam phi có giá từ 15-20tr/m3. Riêng gụ lào hiện nay tất cả các cửa khẩu bên Lào đã đóng cửa dừng việc buôn bán gỗ nên không còn.
Ứng dụng của gỗ gụ
Với công nghệ chế biến gỗ đa dạng như hiện nay, gỗ gụ được tận dụng tối đa trong nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là nội thất như: Bàn thờ, hoành phi câu đối, bàn làm việc, bộ bàn ghế phòng khách, phòng ăn, kệ tivi, sập ngồi, tủ chè, tranh gỗ phong thủy…
Dưới đây là một số sản phẩm được chế tác từ gỗ gụ do cơ sở đồ gỗ mỹ nghệ Tân Hưng Thịnh thực hiện mời quý khách tham khảo
