Cây gỗ sưa đỏ: cánh nhận biết và ứng dụng

cây sưa đỏ

Thời gian gần đây nhu cầu sử dụng các mặt hàng đồ mỹ nghệ ngày càng tăng và kèm theo thú chơi đó người sử dụng không chỉ quan tâm tới những nét đẹp bên ngoài của từng sản phẩm mà chất liệu gỗ mới là phần quyết định giá trị của 1 sản phẩm. Các sản phẩm từ gỗ sưa hiện nay đang là 1 trong những loại gỗ có giá trị cao và được tìm kiếm rất nhiều. Bài viết dưới đây Mỹ nghệ Tân Hưng Thịnh xin gửi tới quý đọc giả những thông tin chính xác nhất để mỗi chúng ta đều có thể tìm và phân biệt đúng các loại gỗ sưa trên thị trường

Cây gỗ sưa đỏ là gì

Cây gỗ sưa đỏ thuộc gỗ nhóm 1 A, tên khoa học làm Dalbergia Tonkinensis Prain, họ đậu Fabaceae. Gỗ cứng, chắc, có nhiều đường vân nhìn rất đẹp mắt. là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa và có thể cao 6-12m (cũng có thể cao 15m) sinh trưởng chung bình. Thân cây dạng hợp trục, dáng phân tán. Vỏ thân cây có màu vàng nâu hoặc xám, nứt dọc. Cành non có màu xanh, có lông mịn thưa. Lá mọc cách, cấu tạo lá dạng kép lông chim lẻ, đinh so-le trên quống chính

cây sưa đỏ
cây sưa đỏ

 

Hoa mọc ra từ nách lá, thường xuất hiện trước khi lá mọc đầy đủ. Hoa tự tán gồm nhiều bông màu trắng, có kích thước 7-9mm, mùi thơm nhẹ. Mùa hoa vào tháng 2-3.

hoa cây gỗ sưa đỏ
hoa cây gỗ sưa đỏ

Quả dạng đậu hình trứng thuôn dài, dài 5–7,5 cm, rộng khoảng 2-2,5 cm. Quả chứa 1-2 hạt, mỗi hạt có đường kính khoảng 8-9mm, hình thận dẹp. Quả khi chín không tự nứt.

 

quả sưa đỏ
quả sưa đỏ

Là cây ưa sáng, ưa đất sâu, dày, độ ẩm cao. Phân bố ở đai độ cao tuyệt đối dưới 500m. Trong tự nhiên tìm thấy trong rừng mưa nhiệt đới và rừng mưa nhiệt đới gió mùa. Chủ yếu phân bổ ở Việt Nam và được tìm thấy rải rác tại Hải Nam, Trung Quốc

Ứng dụng gỗ sưa vào sản xuất

Vì đặc tính rất cứng và rất bền chịu dược mưa nắng,cho nên trước đây, gỗ sưa được dùng để đóng bàn ghế , giường, tủ, sập chân quỳ…Nhưng các năm gần đây được các thương gia săn lùng, tìm mua và săn lùng với giá rất cao được tính bằng kg. Gỗ có khổ càng lớn thì giá càng cao, gỗ càng cũ thì càng có giá trị. Vì vậy, việc mua sắm đồ gỗ sưa không chỉ để dùng mà còn là một tài sản tích trữ trong mỗi gia đình.

Phân loại gỗ sưa

Gỗ sưa được phân làm 3 loại: Sưa đỏ, sưa trắng, sưa đen. Trên thị trường hiện nay ta chỉ thấy có hai loại là sưa trắng và sưa đỏ. Riêng sưa đen cực kỳ hiếm gặp – được gọi là tuyệt gỗ, hiện nay sưa đen không thấy xuất hiện trên thị trường.

Cây sưa trắng: Cuống lá mọc đối xứng. Sưa trắng cho hoa đẹp, quả to, đốt không có mùi. Giá trị gỗ không đắt bằng sưa đỏ.

hoa sưa trắng
hoa sưa trắng

Cây sưa đỏ: Cuống lá mọc so le, loại cuống lá có 7-9 lá là loại sưa đỏ có giá trị nhất nhưng giống này đã gần như bị tuyệt chủng. Giống sưa đỏ phổ biến hiện nay có từ 13-17 lá trên mọt cuống lá. Sưa đỏ trông gần giống sưa trắng, quả kết thành từng chùm, đốt quả  lên có mùi thối đặc trưng (nên được gọi là trắc thối). Loài cây này chủ yếu phân bổ từ Quảng Bình trở ra phía Bắc Việt Nam. Sưa đỏ còn được tìm thấy rải rác tại Hải Nam – Trung Quốc (ở đây họ gọi cây này là hoàng đàn Việt Nam).

Cây sưa đen: Hiện tại không thấy xuất hiện trên thị trường

Cách nhận biết sưa đỏ

Sắc gỗ màu vàng hoặc đỏ; gỗ để lâu phủ bụi có thể xuống màu song dùng dao cạo ra hoặc dùng giấy ráp đánh nhẹ có thể thấy màu rực sáng vàng hoặc đỏ. Chính vì vậy, từ xưa,  các cụ đã có câu “vân gỗ trắc , sắc gỗ sưa”

Vân gỗ nổi lên xoắn xít,  từng lớp từng lớp rất đẹp, có những vùng xoáy nhìn thấy hiện ra những hình thù kỳ lạ, cho nên trong sách cổ của Trung Quốc đã ghi chép là gỗ có vân “hình mặt quỷ” …

Gỗ sưa có tinh dầu với hương thơm đặc biệt, cho nên những ai đã được ngửi mùi gỗ sưa thì sẽ rất khó nhầm lẫn với mùi của các loại gỗ khác cũng có tinh dầu như gỗ hương, gỗ pơ mu, gỗ ngọc am… Đối với những món đồ cổ gỗ sưa đã đóng cách đây hàng trăm năm thì sẽ khó ngửi hơn, ta cần đánh giấy ráp, hoặc dùng dao sắc cạo nhẹ sạch bụi , rồi ngửi trực tiếp vào gỗ, ta vẫn thấy có mùi thơm ngát mùi trầm do tinh dầu tỏa ra. Hoặc đốt, khói tỏa hương rất  thơm, tàn màu trắng ngà

Gỗ sưa nhẹ hơn gỗ trắc, gỗ lim, gỗ cẩm lai, nhưng cũng rất nặng, nặng tương đương gỗ hương, nặng hơn gỗ lát, gỗ  xoan, gỗ dổi, …

Ngoài 3 phương pháp trên, người ta có thể ngâm gỗ sưa trong nước đang sôi (hoặc mặt gỗ sưa) để trong một chiếc chậu tráng men hoặc bát tô tráng men màu trắng, để yên lặng trong 15 – 20  phút, sau đó quan sát màu nước +  váng dầu nổi lên mặt nước bám vào thành chậu, thành bát : thấy nước có màu hồng, trong, đổ nước đi ta thấy có một đường viền váng dầu bám vào thành bát màu hồng sáng bóng, ngửi thấy mùi thơm ngát

Sản phẩm được chế tác từ gỗ sưa

Giới thiệu 1 số mẫu sản phẩm chế tác từ gỗ trắc của Mỹ Nghệ Tân Hưng Thịnh đã bán và nhận được những phản hồi tích cực từ khách hàng

2 thoughts on “Cây gỗ sưa đỏ: cánh nhận biết và ứng dụng

  1. Tiến says:

    Bài viết này rất hay. Tuy nhiên nguoi đăng hình hoa sưa lại là hoa của cây sưa trắng. Vì màu hoa của cây sưa đỏ màu vàng nhạt mới đúng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *